Thống kê từ đầu năm 2015 đến nay, tại thị trường Tp.HCM đã có 19 dự án nhà ở thuộc nhiều phân khúc tiến hành chào bán, trong đó có 11 dự án mở bán mới và 8 dự án mở bán các đợt cuối cùng. Nhìn chung, trong 6 tháng vừa qua, sức tiêu thụ trên thị trường đạt 67%, riêng trong quý II đạt 57%. http://anland-premium.com/
CBRE dự báo, trong những tháng cuối năm 2015, thị trường nhà ở sẽ không có nhiều biến động lớn nhưng sẽ có sự tăng giá nhẹ ở phân khúc căn hộ cao cấp. Trong đó, tỷ lệ hấp thụ của căn hộ bình dân sẽ tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu vẫn còn khá cao.
CBRE cũng phát hiện, tỷ lệ giao dịch mua bán thành công trong giai đoạn 2012 - 2013 chủ yếu thuộc phân khúc bình dân thì trong thời gian gần đây, con số này đã dần chuyển dịch sang phân khúc nhà ở cao cấp. Trong quý II/2015, phân khúc cao cấp đạt mức tiêu thụ khoảng 5.800 căn hộ, trong khi tại phân khúc bình dân chỉ có khoảng 2.800 căn hộ được bán.
Lượng giao dịch căn hộ tại thị trường Tp.HCM đạt mức kỷ lục |
Lý giải cho sự dịch chuyển này, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của CBRE cho rằng, nhiều dự án căn hộ cao cấp đã được hoàn thiện, trong thời gain tới khách hàng có thể nhận nhà và dọn về ở. Trong hai tháng gần đây, có một số doanh nghiệp đã chọn các vị trí đẹp ven sông Sài Gòn để đầu tư các dự án căn hộ cao cấp nên khả năng thu hút người mua cũng cao hơn.
CBRE cũng cho biết, không chỉ số lượng căn hộ chào bán mới ấn tượng mà hầu hết các dự án cao cấp đều có sự tăng giá bán trong từng giai đoạn mở bán. Hiện giá bán sơ cấp của căn hộ cao cấp trên thị trường đã tăng nhẹ khoảng 3,2% so với quý trước, đạt 1.781 USD/m2.
Nhận xét về bước phục hồi mạnh mẽ này của thị trường, ông Marc Townsend, TGĐ CBRE Việt Nam cho biết thêm, với mức tiêu thụ tăng cao như hiện nay và giá bán nhích lên trong nửa đầu năm 2015, CBRE có thể khẳng định rằng giai đoạn khó khăn của thị trường BĐS đã qua. Thị trường BĐS khó quay trở lại thời kỳ “bong bóng” như năm 2007, khi người mua phải xếp hàng nhiều giờ để tranh nhau mua căn hộ và dễ dàng bán lại trong một đêm.
“Hiện thị trường đang phát triển khá bền vững và người mua ngày càng tin tưởng hơn, điều mà thị trường BĐS Việt Nam không có được trong chu kỳ phát triển trước đây. Thị trường vàng, cổ phiếu, tỷ giá, lãi suất… đã tạo điều kiện để lần đầu tiên thị trường BĐS trở thành sân chơi hấp dẫn trong suốt 7 năm qua”, ông Marc Townsend nhận định.
Cũng theo ông Marc Townsend, một điều thay đổi lớn là các điều luật mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm nay, nhất là quy định mở rộng quyền sở hữu nhà dành cho người nước ngoài, xóa bỏ giới hạn sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán… sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư “rót” vốn vào thị trường BĐS trong thời gian tới.
Báo cáo của CBRE cũng cho thấy, trong số 73 công ty niêm yết thuộc ngành BĐS hiện nay, có tới 42 công ty có cổ phần nước ngoài và 9 công ty có cổ phần nước ngoài lớn hơn 20%, còn lại là các doanh nghiệp BĐS trong nước. Trong đó, 5 công ty niêm yết dẫn đầu trên sàn chứng khoán là tập đoàn Vingroup, Đất Xanh, FLC, Hà Đô và CII.
CBRE khẳng định, từ nay đến cuối năm 2015, hoặc đầu năm 2016, cơ cấu này sẽ bị thay đổi theo hướng các công ty BĐS nước ngoài niêm yết trên sàn Việt Nam sẽ tăng cao hơn.
Tuy nhiên, sẽ không có những biểu hiện và tác động tức thì vì nhà đầu tư nước ngoài luôn theo dõi thị trường BĐS một cách thận trọng. Người mua nước ngoài sẽ quan sát và chỉ tiến hành giao dịch khi thị trường thực sự phục hồi. Động thái “chờ - và - xem” sẽ phổ biến trước khi có một quyết định mua bán cụ thể nào.